Khó Dỗ Dành

Nghiên cứu phân tích dữ liệu về tỷ lệ tử vong từ Trung tâm thống kê y tế quốc gia, để xem xét những malacia

【malacia】Vì sao phụ nữ sống thọ hơn nam giới?

Nghiên cứu phân tích dữ liệu về tỷ lệ tử vong từ Trung tâm thống kê y tế quốc gia,ìsaophụnữsốngthọhơnnamgiớmalacia để xem xét những thay đổi về tuổi thọ từ năm 2010 đến năm 2021. Kết quả, tuổi thọ trung bình ở Mỹ đã giảm năm thứ hai liên tiếp, từ 78,8 tuổi (2019) xuống 77 tuổi (2020) và 76,1 tuổi (2021).

Cũng theo thống kê này, nữ sẽ sống lâu hơn nam khoảng 5,8 năm. Đây là sự khác biệt về tuổi thọ lớn nhất giữa hai giới tính kể từ năm 1996. Khoảng cách nhỏ nhất trong lịch sử gần đây là 4,8 năm, được xác định vào năm 1996.

Ở Việt Nam, khoảng cách tuổi thọ nam - nữ là 5,3 năm (nữ 76,3, nam 71 tuổi), theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2019.

Vậy tại sao phụ nữ sống lâu hơn nam giới?

Các yếu tố như chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục, tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, thói quen và di truyền đều ảnh hưởng đến tuổi thọ thực sự của một người. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng phụ nữ có tỷ lệ tử vong bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong do ung thư phổi thấp hơn, điều mà họ cho là có liên quan đến sự khác biệt trong hành vi hút thuốc.

Nghiên cứu cũng cho thấy Covid-19 là một yếu tố quan trọng trong dữ liệu mới nhất. Trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch, nam giới có nhiều khả năng tử vong vì virus hơn. Tỷ lệ tử vong điều chỉnh đối với Covid-19 là 131 ca tử vong trên 100.000 nam so với 82 ca tử vong trên 100.000 nữ.

Theo ông Amesh A. Adalja, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm y tế Johns Hopkins, điều này có thể là do nam giới có nhiều khả năng mắc các bệnh đi kèm như bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh phổi và bệnh tim, những bệnh này làm tăng nguy cơ phát triển các dạng nghiêm trọng của Covid-19.

Có một số yếu tố khác có thể liên quan, mặc dù chỉ là giả thuyết. Tiến sĩ y khoa Thomas Russo, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Đại học Buffalo ở New York, lý giải nhiễm sắc thể X quan trọng đối với phản ứng miễn dịch (phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X). Tiến sĩ Russo cũng lưu ý rằng một số dữ liệu cho thấy nữ có nồng độ thụ thể ACE2 trong phổi thấp hơn, đây là nơi protein tăng đột biến của SARS-CoV-2 liên kết với các tế bào và phát bệnh.

Thói quen dùng chất gây nghiện phổ biến hơn ở đàn ông cũng là nguyên nhân dẫn đến tuổi thọ chênh lệch. Thống kê cho thấy hơn 13% nam giới hút thuốc, ở phụ nữ là 10%, hơn 12% nam giới mắc chứng rối loạn sử dụng rượu, trong khi ở phụ nữ, con số này là 9,1%.

Một lý do khác khiến phụ nữ sống lâu hơn nam giới là vì họ không thường xuyên tham gia vào các hành vi nguy hiểm có thể gây tai nạn, thương tích. Trong khi đó, phụ nữ có xu hướng lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn trong đời sống hàng ngày, sẵn sàng đi bác sĩ khám bệnh hơn, so với nam giới.

Yếu tố cuối cùng được các nhà khoa học nhắc đến là việc đàn ông có xu hướng kìm nén cảm xúc cá nhân, so với nữ giới.

Avigail Lev, nhà tâm lý học kiêm người sáng lập và giám đốc Trung tâm CBT Bay Area ở California, tin rằng việc kìm nén cảm xúc và việc có tuổi thọ ngắn hơn là liên quan với nhau.

"Đàn ông bị xã hội định kiến cần kìm nén cảm xúc của mình, trong khi phụ nữ có xu hướng có nhiều mối quan hệ thân mật hơn về mặt xã hội, mang đến cho họ sự hỗ trợ mà họ có thể dựa vào", chuyên gia nói.

Kìm nén cảm xúc có thể làm tăng căng thẳng, tăng mức cortisol, ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ, làm suy yếu các mối quan hệ và kết nối giữa các cá nhân, đồng thời làm tăng khả năng rối loạn sức khỏe tâm thần, bao gồm chấn thương, trầm cảm và lo lắng.

Thùy Linh(Theo Huffpost)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap